Van cổng hay còn gọi là van cửa (gate valve) là một trong các loại van thông dụng được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, khu công nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, ….. Khi van cổng được mở hoàn toàn thì cửa van không nằm trong dòng chảy của vật chất nữa mà lúc này độ cản trở dòng chảy của van cổng là rất nhỏ có nghĩa là sự sụt áp hay tổn thất dòng chảy khi vật chất đi qua van cổng hạn chế ở mức nhỏ nhất. Van cổng cho phép dòng chảy đi qua 2 chiều nên còn được gọi là van 2 chiều hay van chặn.

  1. Cấu tạo của van cổng:

Van cổng được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau, trong đó phải kể đến các bộ phận chính như:

  • Thân van: Bằng đồng, gang, thép, thép không gỉ
  • Cánh chặn: Bằng đồng, gang, thép, thép không gỉ
  • Nắp chụp: Bằng đồng, gang, thép, thép không gỉ
  • Trục van: Bằng thép không gỉ
  • Gioăng làm kín: EPDM ( Gioăng loại không chứa chì)
  • Bộ phận vận hành: tay quay, hộp số, động cơ điện, thanh thao tác dài
  1. Các loại van cổng:
  • Van cổng ty chìm tay quay
  • Van cổng ty chìm hộp số
  • Van cổng ty nổi
  • Van cổng động cơ điện
  • Van cổng giám sát
  • Van cổng đặt ngầm
  1. Một số lưu ý khi lắp đặt, vận hành và sử dụng van cổng:

– Van cổng được liên kết với đường ống phổ biến nhất là bằng mặt bích hoặc nối ren. Do đó khi kết nối van với đường ống cần chú ý lựa chọn mặt bích hoặc đầu nối ren có tiêu chuẩn phù hợp.

– Gioăng (vòng đệm làm kín) được chèn vào giữa hai mặt bích của van và đường ống để mối lắp ghép có độ kín khít cao.

– Khi xiết các bulong, đai ốc thì chú ý nên xiết từ từ theo mặt phẳng đi xuống để đảm bảo độ kín khít, các bulong được xiết đối xứng để lực tác động lên van được cân đối đều.

– Các mặt bích, đầu nối ren phải có các kích thước tương ứng đồng nhất với nhau về tiêu chuẩn, áp lực. Một số tiêu chuẩn kết nối mặt bích như: EN 1092, BS4504, ANSI, JIS……Một số tiêu chuẩn kết nối của chân ren như: NPT, BSPP, BSPT,….

– Trong quá trình lắp đặt van nên để ở trạng thái mở khoảng 1/3 van.

– Tất cả các mối nối ren kiểm tra răng trên ống xa nhất phải cách ren trong cuối cùng của van với khoảng cách là 1mm tránh việc đầu của đường ống chạm và cửa van.

– Trong một vài trường hợp nếu như van khó vận hành thì ta phải dùng tới các dây xích, thanh thao tác từ xa để mở van.

– Không được áp dụng lực quá lớn khi vận hành van bằng các dây xích, thanh thao tác từ xa, nếu không có thể làm gẫy tay quay hoặc cần van ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến các vòng làm kín của van

  1. Cách thức bảo trìvan cổng:

Với các loại van cổng vận hành thông qua cơ cấu trục van nên việc bảo trì van là việc hết sức quan trọng.

– Các bộ phận của van cổng lộ ra ngoài dễ bị các hạt bụi, ngoại lực, sự ô xi hóa làm cho van khó vận hành. Do đó cán bộ kỹ thuật vận hành van phải:  Thường xuyên lau chùi van, thường xuyên tra dầu mỡ vào những nơi quy định để đảm bảo vận hành van được trơn chu, một số loại van đòi hỏi bôi trơn cả phía trong của van tốt nhất là 3-6 tháng 1 lần để tránh ăn mòn.

Công ty IMEEC vừa chia sẻ với các bạn những kiến thức về van cổng và các lưu ý khi sử dụng van cổng để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và mua hàng chất lượng!

CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CHÂU ÂU (IMEEC.,JSC)

Địa chỉ: P168 – Tầng 01 – 86 Lê Trọng Tấn, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: +84 243 360 0007                  Hotline: 096827 1169

Email: info@imeec.vn                  Website: https://imeec.vn